03 Tháng Sáu, 2021
Bán hàng đa kênh là gì? Kinh nghiệm kinh doanh đa kênh hiệu quả
Sự phát triển nhanh chóng mặt của internet giúp trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng trở nên đa dạng hơn. Thay vì đến shop mua đồ, người tiêu dùng có thể đặt hàng qua kênh thương mại điện tử, mạng xã hội, website,… Xu hướng kinh doanh đa kênh cũng như vậy mà nở rộ. Vậy hình thức bán hàng đa kênh là gì? Chủ kinh doanh cần làm gì để bắt kịp xu hướng kinh doanh đa kênh? Đây sẽ là bài toán khó với nhiều người trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có tìm hiểu về hình thức kinh doanh này, hãy cùng tham khảo ngay nhé !
Bán hàng đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh (Omni Channel) là hoạt động kinh doanh ở nhiều kênh khác nhau. Nơi mà khách hàng có thể mua hàng hoặc nhận được tư vấn của bạn ở những kênh bán hàng đó. Tách nghĩa cụm từ bán hàng đa kênh thì “đa” chính là nhiều, “kênh” ở đây chính là kênh tiếp thị & quảng bá sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Hiểu đơn giản, bán hàng đa kênh là sự kết hợp nhiều kênh bán hàng khác nhau nhằm tiếp cận lượng lớn khách hàng, tối đa doanh thu tốt hơn.
Ví dụ: Tôi bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, nhưng giờ tôi kết hợp bán cả trên Fanpage, Shopee và nhiều nền tảng khác như Instagram, Zalo, Youtube,… Đó chính là bán hàng đa kênh.
Tại sao nên bán hàng đa kênh
Nhiều người cho rằng: ” Không ! Tôi bán ở cửa hàng cũng đông khách lắm rồi, khách không xuể tiếp, tôi tiếp cận thêm nhiều kênh bán hàng khác làm gì? Mất thời gian, lại còn mất tiền chạy quảng cáo các thứ ” Đó cũng là một cách nghĩ. Nhưng bạn à! Hãy thử nghĩ xa hơn, hãy nhìn ra thị trường, bạn có một thương hiệu tốt, cách làm hay, thu hút được khách hàng đông.
Nhưng chỉ ở thời điểm nào đó thôi. Chỉ một thời gian ngắn, rất nhiều cửa hàng đối thủ mới mọc ra, họ học theo cách làm của bạn, thậm chí, dịch vụ, sản phẩm của họ còn tốt hơn. Chưa kể họ sử dụng nhiều kênh bán hàng online khác, khách hàng ở khắp mọi nơi đều biết đến. Họ đặt hàng online không tiện hơn ra shop bạn sao?
Không còn phụ thuộc một kênh bất kỳ nào
Nếu bạn chỉ tập trung một kênh bán hàng, sẽ có nhiều trường hợp phát sinh, ví dụ như thiên tai, dịch bệnh,… Cửa hàng phải tạm đóng, vậy khi đó bạn không kinh doanh nữa sao? Nếu bạn chỉ kinh doanh trên Facebook hoặc Google thôi, các thuật toán luôn luôn thay đổi. Khi đó bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Doanh số cũng vì đó là giảm.
Chưa kể đến, khách hàng của bạn có thể thích và đang sử dụng nền tảng này, nhưng lại không sử dụng nền tảng kia. Nếu bạn chỉ sử dụng một kênh bán hàng, vậy bạn có thể đã bỏ lỡ lượng khách hàng tiềm năng không hề nhỏ ở kênh bán hàng khác mà bạn chưa tiếp cận.
Khách hàng tìm thấy bạn dễ dàng hơn
Thương hiệu bạn phủ rộng khắp mọi mặt trận, thương hiệu hiện diện ở mọi nơi. Khách hàng biết đến bạn nhiều hơn qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, video, website,… Nhờ đó mà doanh thu và lợi nhuận tăng lên không ngừng.
Xem thêm: Bí quyết thu thập thông tin khách hàng chất lượng, Làm thế nào để quản lý thông tin khách hàng hiệu quả
Kinh nghiệm bán hàng đa kênh hiệu quả
Bán hàng đa kênh thực sự là cơ hội tốt để tối đa hóa lợi nhuận, nhưng việc thực hiện chưa bao giờ dễ dàng. Đã có rất nhiều chủ kinh doanh thất bại khi lấn sân sang nhiều kênh bán hàng khác nhau. Nguyên nhân phần lớn là họ chưa có kinh nghiệm và hiểu biết rõ về bán hàng đa kênh.
Bởi vậy, trước khi bắt tay vào làm, bạn hãy chuẩn bị cho mình các kiến thức nền tảng, tham khảo kinh nghiệm kinh doanh đa kênh từ những người thành công và thất bại trước đó.
Xây dựng chân dung khách hàng
Đây là bước quan trọng nhất trong xây dựng chiến lược kinh doanh đa kênh và cũng là thách thức lớn nhất của các chủ shop.
Bạn có thể phác họa chân dung khách hàng bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
- Ai là khách hàng tiềm năng? Độ tuổi? Giới tính?
- Họ thích gì? Thói quen mua sắm tiêu dùng ra sao? Hành vi?
- Họ thích sử dụng những kênh mạng nào? Mua sắm ở các kênh nào?…
Một đối tượng khách hàng có thể sử dụng nhiều kênh tương tác khác nhau. Bởi vậy, bạn cần tạo hồ sơ khách hàng tổng thể, giúp có một bức tranh toàn diện về người mua. Qua đó, bạn cũng giúp họ có trải nghiệm mua hàng hoàn chỉnh hơn.
Lựa chọn kênh bán hàng khách hàng phù hợp
Tùy vào từng mặt hàng, sản phẩm/dịch vụ khác nhau mà bạn lựa chọn các kênh bán hàng phù hợp. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy tiếp cận từ những kênh bán hàng phổ biến dưới đây.
Bán hàng trên Facebook
Facebook là trang mạng xã hội hỗ trợ bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay. Tính đến năm 2020, mỗi tháng kênh Facebook thu hút 2,41 tỷ người dùng. Độ tuổi trung bình của kênh Facebook 18 – 24 tuổi chiếm 76%, 25 – 29 tuổi chiếm 84%, 30 – 49 tuổi chiếm 79%, 50 – 64 tuổi chiếm 68%,… Những con số trên đã giúp nói lên số lượng người dùng khổng lồ và đối tượng sử dụng chính của mạng xã hội này.
Bạn có thể tận dụng lượng người dùng đó để bán hàng. Dù không phải kênh bán hàng mới, nhưng vẫn là thị trường màu mỡ để bạn kinh doanh hiệu quả.
Bán hàng trên Youtube
Người dùng vẫn thích xem video, hình ảnh hơn là đọc những dòng text dài ngoằng. Và đó cũng là lý do tại sao kinh doanh từ Youtube lại đem tới hiệu quả đối với nhiều người.
Bạn có thể sử dụng kênh video của mình để quảng bá về sản phẩm/dịch vụ. Kết hợp đặt link mua hàng ở phần dưới mô tả. Như vậy, khách hàng sau khi xem video có quyết định mua hàng có thể bấm vào link và đặt mua. Nếu tạo kênh Youtube riêng và phát triển nó thành công thì bạn sẽ càng có nhiều lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình.
Website bán hàng
Nếu như Youtube hay Facebook, bạn chỉ đang mở sạp kinh doanh trên đất của người khác thì website chính là cửa hàng kinh doanh trên đất của bạn. Không cần lo lắng mỗi khi chủ đất thay đổi thuật toán, điều chỉnh các chính sách. Ở website, bạn chính là người quyết định mọi thứ.
Tạo trang web hiện nay cũng đơn giản nhờ vào các phần mềm thiết kế website cho người không chuyên, bạn không cần phải giỏi lập trình để thực hiện điều này. Sở hữu một website bán hàng riêng sẽ giúp bạn có ngôi nhà riêng, cửa hàng kinh doanh online riêng. Nơi hỗ trợ bạn bán hàng trực tuyến dễ dàng, tiếp khách 24/7 mà không cần tốn chi phí điện nước, tiền thuê cửa hàng, nhân viên bán hàng,…
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Bán hàng trên kênh thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… hay các app chuyên dụng khác cũng là kênh được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn khi gia nhập bán hàng đa kênh.
Tại đó, bạn chỉ cần tạo một gian hàng, đăng sản phẩm của mình lên, tối ưu nó. Lượng khách hàng tiềm năng có sẵn, bạn chẳng cần tác động quá nhiều để thu hút họ. Bạn chỉ cần bán hàng, sau đó trích một khoản % nhỏ cho đơn vị chủ sàn, đơn hàng cứ thế về vèo vèo thôi.
Kết hợp các kênh bán hàng để tận dụng mọi ưu thế
Chúng ta đều biết, khách hàng di chuyển qua nhiều thiết bị cho một giao dịch. Bạn cũng cần cung cấp trải nghiệm mua hàng nhằm thỏa mãn họ. Đồng thời, bạn cũng cần mở tất cả các kênh bán hàng cũng như các cách để họ có thể tương tác như email, video call, sms, truyền thông xã hội,…
Sự kết hợp bán hàng đa kênh có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng ở rộng khắp mọi mặt trận, tối đa hóa lợi nhuận hiệu quả. Nhưng để kinh doanh thuận lợi, không bỏ bê bất cứ kênh kinh doanh nào, hãy chuẩn bị cho mình kế hoạch quản lý đồng bộ, chuyên nghiệp.
Bạn có thể sử dụng đến phần mềm quản lý bán hàng hay ứng dụng quản lý kinh doanh đa kênh. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu, nó có thể giúp bạn tích hợp tất cả các kênh bán hàng vào cùng một hệ thống duy nhất. Qua đó, bạn sẽ quản lý được toàn bộ các kênh bán hàng, chăm sóc tốt tất cả mà chẳng bỏ sót một vị khách hàng nào.
Dù bạn muốn bán hàng ở bất kỳ kênh nào, Phần mềm cung cáp các tính năng quản lý như: quản lý sản phẩm, hàng tồn kho, công cụ quản lý đơn hàng, khách hàng, doanh thu bán hàng hay ứng dụng quản lý nhân sự,… Với giải pháp quản lý bán hàng đa kênh tập trung, chủ kinh doanh không cần mất nhiều công sức, nhập thủ công hay quay cuồng chóng mặt, mọi thứ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!