21 Tháng Sáu, 2021
Framework là gì? Khám phá các Web Framework phổ biến nhất hiện nay
Framework là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành công nghệ phần mềm, là “vật liệu” quan trọng trong quá trình xây dựng phần mềm của các lập trình viên. Vậy Framework là gì? Những thông tin cần biết về Framework sẽ được chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Framework là gì?
Framework là các đoạn code đã được viết sẵn, tạo nên một bộ khung cùng các thư viện lập trình được đóng gói. Chúng cung cấp những tính năng có sẵn như API, mô hình,…để tối giản cho việc phát triển phần mềm. Các Framework được hiểu như khung nhà được làm sẵn nền móng cơ bản, bạn chỉ cần vào xây dựng và nội thất theo ý mình.
Framework cung cấp cho những tính năng cơ bản nhất cho các nhà lập trình. Tại đó, các lập trình viên nhận được sự trợ giúp trong quá trình xây dựng và ứng dụng website của mình. Có thể ví Framework như các “vật liệu” đối với các lập trình viên. Có Framework, họ sẽ không phải mất thời gian xây dựng từ đầu.
Ví dụ: Để thiết phần mềm quản lý dữ liệu, nếu không có bộ framework chuyên dụng. Lúc này các lập trình viên sẽ phải tự tao cho mình những khung sườn rồi lắp ghép chung lại với nhau. Nếu có sẵn bộ framework, các nhà phát triển chỉ cần lấy ra những thự họ cần để xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu, sau đó kết hợp các module lại cho hoàn chỉnh.
Cách thức vận hành của framework là gì?
Framework được thiết kế với mục đích chính là giúp các lập trình viên tiết kiệm công sức, thời gian trong quá trình xây dựng phần mềm. Framework sẽ tối ưu hóa quá trình phát triển và cho phép sử dụng, tích hợp mã đơn giản hóa các công việc.
Các lập trình viên chuyên nghiệp hiện nay đều biết sử dụng 1 hoặc nhiều Framework. Mỗi một Framework khác nhau lại hỗ trợ cho 1 hoặc một nhóm các ngôn ngữ lập trình tương ứng.
Ưu – Nhược điểm của framework là gì?
Ưu điểm
Luôn có nhiều các Framework được tạo ra bởi các nhóm lập trình trong mỗi một ngôn ngữ, một lĩnh vực. Vì thế, việc sử dụng lại các framework này có rất nhiều ưu điểm:
- Framework là phần quan trọng tạo nên nhiều ứng dụng/ phần mềm hiện nay. Framework có sẵn những tính năng chung, chẳng hạn đa số các web thương mại điện tử đều cần đăng ký, đăng nhập, quản lý dữ liệu người dùng,… Framework đã xây dựng sẵn những tính năng này, giúp người lập trình chỉ cần đưa vào sử dụng khi phát triển phần mềm.
- Framework giúp lập trình viên tiết kiệm tối đa công sức, thời gian khi phát triển ứng dụng, phần mềm, cho phép sản phẩm ứng dụng kế thừa những cấu trúc, tính năng đã được tiêu chuẩn hóa. Từ đó giúp quá trình kiểm thử, vận hành, bảo trì được ứng dụng dễ dàng hơn.
- Cho phép người sử dụng có thể mở rộng tùy ý dựa trên những gì mà Framework đã cung cấp. Lập trình viên có thể mở rộng tính năng trên nền tảng Framework, miễn là tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định.
Nhược điểm
Bởi cạnh những ưu điểm trên thì Framework cũng tồn tại một số các nhược điểm nhất định như:
- Cần tốn khá nhiều công sức và thời gian để học cách làm chủ Framework.
- Kích thước của phần mềm, ứng dụng khi dùng Framework sẽ rất lớn. Ở nhiều trường hợp, một website có thể nặng tới hàng trăm MB code dừ chưa chứa bất kỳ nội dung nào.
- Lập trình viên khi viết code cần tuần thủ đúng những quy tắc Framework đã đề ra.
- Framework thường có kích thước lớn, vì thế không thích hợp với việc phát triển ứng dụng quá nhỏ.
Sự khác biệt giữa framework và library
Trước đây khi Framework còn mới mẻ, hoặc phải trả tiền để có những Framework do các công ty uy tín phát triển thì Library – thư viện lập trình nhỏ lẻ vẫn dược dân mạng truyền tay nhau. Các Framework là tập các thư viện lập trình, kết hợp với nhiều công cụ khác tiện lợi như phiên dịch, biên dịch, công cụ dòng lệnh,…tạo thành bộ khung cho tất cả những ứng dụng website.
Khác biệt nữa giữa Framework và Library là việc gọi các khối mã lệnh. Trong Framework, các mã lệnh trong sẽ gọi đến mã lệnh của bạn còn với Library thì mã lệnh của bạn gọi đến những mã lệnh của thư viện lập trình. Với thư viện, nó giống như mô hình client/ server, client sẽ gửi các yêu cầu tới server và server sẽ hồi đáp lại kết quả.
Các Web Framework phổ biến nhất hiện nay
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về top 5 web Framework tốt nhất dưới đây nhé!
CakePHP
CakePHP là web Framework đơn giản sử dụng theo mô hình MVC giúp phát triển ứng dụng web nhanh chóng, mạnh mẽ và dễ dàng. Đây chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn nếu bạn mới chỉ là một lập trình viên mới và muốn phát triển website với quy mô nhỏ. Showcase của Framework này thực sự rất đáng chú ý. Nó đã góp phần tạo nên sức mạnh cho những trang thương mại điện tử nổi tiếng như: Hyundai, BMW, Express,… CakePHP là nền tảng tuyệt vời với nhiều tính năng bảo mật cao như: XSS, xác nhận đầu vào, CSRF, phòng chống SQL injection,…
Ruby on Rails
Ruby on Rails được xây dựng dựa trên ngôn ngữ Ruby với mã nguồn mở, là một web Framework mạnh mẽ. Phiên bản đầu tiên của Ruby on Rails được phát hành vào năm 2015 bởi David Heinemeier Hansson. Ruby on Rails chỉ có thể dùng thiết kế ứng dụng web.
Ruby on Rails sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
- Ruby on Rails họa chỉnh với những định nghĩa hàm thông minh.
- Web Framework này sử dụng tương đối ít lệnh code hơn các Framework khác, tốc độ tạo ra Prototype khá nhanh.
- Chi phi để bảo trì/sửa chữa tiết kiệm.
- Lập trình viên sẽ dễ dàng nắm bắt những Framework phổ biến khác của Python, PHP nếu học được Ruby on Rails.
Hiện có khá nhiều trang web nổi tiếng trên thế giới đã xây dựng nền tảng dựa trên Framework Ruby on Rails như: Retty, CookPad, Wantedly,….
Spring
Spring là một platform của Java mã nguồn mở. Spring Framework được phát triển với mục đích:
- Sử dụng các đối tượng Java đơn giản để giảm tải công việc phát triển của lập trình viên.
- Sử dụng Dependency Injection và viết interface để kéo giãn sự ràng buộc giữa các thành phần.
- Giảm số lượng các mã nghi thức và soạn sẵn bằng việc sử dụng các mẫu.
- Spring Framework thường được dùng để xây dựng ứng dụng web với quy mô lớn.
Angular JS
AngularJS là một Javascript Framework được sử dụng để tạo ra ứng dụng web động. AngularJS sử dụng mô hình MVC mạnh mẽ. Framework này có mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí và được phát triển bởi nhiều lập trình viên trên thế giới.
Bootstrap
Bootstrap là Framework design web được phát triển bởi Twitter, có nền tảng cấu trúc CSS/Javascript. Giao diện web design tạo ra bởi Bootstrap có thể tương thích với nhiều kích thước màn hình khác nhau, từ laptop, PC, đến tablet, smartphone,…
Mẫu của Framework này rất đa dạng với nhiều sự lựa chọn có cả miễn phí và trả phí. Vì thế, dù không hiểu biết nhiều về thiết kế thì bạn vẫn có thể tạo được giao diện đẹp mắt một cách dễ dàng với Bootstrap.
Lời khuyên khi sử dụng Framework là gì?
Trước khi sử dụng các framework, bạn nên học và phát triển những kỹ năng viết code bằng cách thành thạo ngôn ngữ lập trình. Nếu không, có thể bạn sẽ bỏ lỡ trải nghiệm quý giá với công nghệ cơ bản tồn tại trong một framework.
Nếu bạn không phải là một lập trình viên chuyên nghiệp, đầu tiên bạn cần phải hiểu Framework là gì. Tìm hiểu về Framework trước sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi gặp những thử thách phức tạp và sẽ giúp bạn trở thành một lập trình viên có kỹ năng tổng thể.
Hi vọng, qua bài viết đã giúp bạn hiểu được khái niệm Framework là gì? Những thông tin cần biết về Framework. Đừng quên chia sẻ và theo dõi những bài viết hữu ích khác của chúng tôi nữa nhé!
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!