MBO là gì?
Management By Objectives viết tắt là MBO, dịch ra tiếng Việt, cụm từ này có nghĩa là “quản trị mục tiêu”. Đây là phương pháp quản trị chiến lược được triển khai khá phổ biến ở các tổ chức doanh nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả làm việc. Nhờ có MBO, đội ngũ quản trị doanh nghiệp cũng như nhân viên có thể cùng nhau thảo luận cũng như theo dõi tiến độ làm việc, hoàn thành các dự án, mục tiêu.
Quản trị mục tiêu là phương pháp hiệu quả để theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc, khả năng tiến bộ của từng cá nhân trong các dự án hay mục tiêu được đặt ra. Quá trình áp dụng thực tế đã cho thấy rằng mọi người sẽ có trách nhiệm, làm việc hiệu quả hơn khi chính họ được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng kế hoạch chung.
Qua việc thảo luận tập thể, mỗi cá nhân sẽ hiểu rõ vai trò, trách nghiệm của bản thân đối với công việc chung của cả công ty, doanh nghiệp. Đây là cơ sở cần thiết để nâng cao năng suất làm việc nhân viên và công ty, giúp đạt được những kết quả tốt hơn.
Lợi ích khi quản trị theo MBO là gì?
Ưu điểm tuyệt vời nhất trong phương pháp quản trị MBO được thể hiện qua sự thống nhất mục tiêu chung của mọi cá nhân và đội nhóm, tổ chức. Nhờ điều này, mỗi người sẽ không cảm thấy mình bị áp đặt công việc. Thay vào đó, họ tự mình ý thức được trách nghiệm, ý nghĩa của bản thân trong tập thể doanh nghiệp.
Quản trị mục tiêu MBO là cách hiệu quả nhất để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, giúp mọi người có thêm niềm tin, động lực và làm việc hăng hái, nhiệt tình hơn. Ngoài ra, phương pháp MBO cũng góp phần giúp cho từng cá nhân hiểu được mục tiêu chung mà tập thể đang hướng tới trong tương lai.
MBO thực sự là một phương pháp hữu ích đối với các hoạt động giám sát, kiểm tra cũng như điều chỉnh hệ thống làm việc của các công ty, doanh nghiệp. Những mục tiêu cụ thể, rõ ràng là cơ sở để người quản lý đánh giá hiệu quả, tiến độ công việc nhanh chóng, chính xác hơn và có thể phát hiện ra những điểm sai lệch so với kế hoạch chung đặt ra trước đó.
Các bước quản trị theo mục tiêu hiệu quả
Xác định mục tiêu của tổ chức
Khi triển khai quản trị mục tiêu MBO, bước đầu tiên cần được quan tâm đó là xác định rõ ràng mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp. Tất nhiên, mỗi công ty đều phải có cho mình tầm nhìn dài hạn. Đây cũng điều cực kỳ cần thiết giúp các bạn phát triển một cách bền vững.
Tuy nhiên, bên cạnh những kế hoạch lâu dài, chúng ta cần phải có những mục tiêu ngắn hạn và cụ thể hơn. Chính những mục tiêu ngắn hạn này sẽ là yếu tố quyết định trực tiếp tới hoạt động của công ty.
Xác định mục tiêu nhân viên
Sau khi các kế hoạch, mục tiêu của công ty được xây dựng cụ thể, chúng ta sẽ có cơ sở để phát triển mục tiêu nhân viên. Thông qua kế hoạch chung, người quản lý của từng bộ phận cần làm việc, trao đổi cụ thể với đội ngũ nhân viên của mình, thống nhất cách thức làm việc, phân chia nhiệm vụ cho từng đội nhóm, từng cá nhân.
Những buổi trao đổi, trò chuyện như vậy sẽ là động lực làm việc, phát triển của cả công ty. Đây là cơ hội để từng cá nhân chia sẻ quan điểm của bản thân cũng như các ý kiến đóng góp cho tập thể. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể định hướng được các kế hoạch, mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế.
Giám sát hiệu suất, tiến độ
Sự phát triển của công ty phụ thuộc rất lớn vào hiệu suất làm việc của từng cá nhân. Muốn doanh nghiệp phát triển, mỗi nhân viên phải hoàn thành tốt KPI được giao và làm tốt nhiệm vụ của bản thân. Cũng vì vậy, ban quản trị cần phải liên tục giám sát hiệu suất, tiến độ làm việc của nhân viên.
Tất nhiên, phương pháp tốt nhất để theo dõi hiệu suất làm việc của các bộ phận hay thậm chí là các cá nhân đó là phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng. Thông qua danh sách công việc cũng như kết quả đạt được, chúng ta có thể đánh giá được tiến độ và chất lượng hoàn thành mục tiêu.
Đánh giá hiệu suất
Đối với phương pháp quản trị MBO, việc đánh giá kết quả hoạt động là công việc rất được coi trọng và cần được triển khai thường xuyên. Vì vậy, quá trình này luôn có sự tham gia của rất nhiều bộ phận quản lý trong công ty,
Cung cấp các phản hồi liên tục
Phương pháp quản lý MBO luôn đề cao sự linh hoạt, thay đổi và cập nhật liên tục. Điều này giúp chúng ta nhận ra những ưu điểm và các nhược điểm còn tồn tại trong doanh nghiệp. Qua đó, bạn có thể đưa ra phương án thay đổi các điểm bất hợp lý trong hệ thống làm việc chung. Để làm được những điều kể trên, cơ chế cung cấp phản hồi liên tục có vai trò then chốt.
Thông qua những phản hồi liên tục có được, các bộ phận quản lý có thể phân tích, thảo luận và đánh giá về tiến độ công việc chung. Đây là cơ sở để chúng ta giải quyết các vấn đề mới phát sinh hoặc đưa ra biện pháp khắc phục những sai lầm có sẵn trong kế hoạch, mục tiêu ban đầu.
Ghi nhận thành tích và kết quả
Bước cuối cùng mà chúng ta cần thực hiện trong quy trình quản lý mục tiêu MBO đó là ghi nhận thành tích và kết quả của tập thể cũng như từng cá nhân trong đó. Tất nhiên, bên cạnh việc đánh giá kết quả đạt được, công ty cũng cần đưa ra những chính sách khen thưởng sao cho phù hợp.
Công tác vinh danh, khen thưởng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng ở mọi công ty, doanh nghiệp. Nếu áp dụng các quy định, chính xác hợp lý, mọi nhân viên sẽ có thêm niềm tin và nguồn động lực để làm việc, đóng góp cho thành công chung của tập thể.
Kết luận
Trong nội dung trên, Mona Software đã chia sẻ những thông tin cần biết về khái niệm MBO là gì? Và đặc biệt là quy trình triển khai phương pháp quản trị này tại các công ty, doanh nghiệp. Đây thực sự là những kiến thức hữu ích, nhất là đối với những ai đang làm việc trong lĩnh vực quản trị và muốn có một phương pháp làm việc hiệu quả, hợp lý cho doanh nghiệp.