20 Tháng Tư, 2022
BSC Là Gì? Cách Áp Dụng Mô Hình BSC Trong Doanh Nghiệp
Mô hình BSC hiện nay được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng để tạo ra các chiến lược hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết đến hay còn mơ hồ về mô hình BSC là gì?. Trong bài viết này, Mona.software sẽ phân tích rõ hơn môn hình Balanced Scorecard được ứng dụng như thế nào trong doanh nghiệp nhé.
BSC là gì?
BSC là gì? Là viết tắt của cụm từ Balanced Scorecard được hiểu là bảng điểm cân bằng, nó giúp xác lập hệ thống đo lường để đưa ra thứ tự sắp xếp cho các mục tiêu doanh nghiệp đề ra; cũng như các sản phẩm, dịch vụ, dự án,… Từ đó doanh nghiệp đưa ra những định hướng rõ ràng hơn trong các bước đi tiếp theo.
Với BSC doanh nghiệp còn có thể theo dõi tình trạng phát triển của các chiến lược đang đi lên hay đi xuống. Doanh nghiệp cần đưa ra những đánh giá và phương hướng chiến lược khác để cải thiện điểm yếu cũng như phát huy tốt các điểm mạnh đang sẵn có.
Lợi ích từ việc ứng dụng mô hình BSC là gì?
Ta có thể nhận thấy mô hình BSC đem lại rất nhiều lợi ích đến cho doanh nghiệp khi ngày nay mô hình này đang được sử dụng phổ biến. Dưới đây là một trong những lợi ích khổng lồ mà BSC đem lại cho doanh nghiệp mà bạn nên biết.
Đánh giá tốt các chiến lược kinh doanh
BSC tạo ra một môi trường làm nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển các chiến lược kinh doanh. Mô hình BSC thể hiện đầy đủ các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa các mục đích, chiến lược.
Qua BSC nhà kinh doanh có cái nhìn tổng quát hơn về bức tranh chiến lược được vẽ ra. Nhà kinh doanh sẽ nắm bắt được các cơ hội, yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và loại bỏ đi những trở ngại hay điểm yếu của chiến lược.
Liên kết các dự án khác nhau
Mô hình BSC với nhiệm vụ chỉ ra các phương hướng, chiến lược cho dự án khác nhau. Nên mỗi dự án khác nhau sẽ tập trung vào triển khai để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, thực hiện chiến lược hiệu quả hơn.
Tăng hiệu suất báo cáo
Các bản báo cáo luôn là vấn đề mà các nhà kinh doanh quan tâm, nó thể hiện các con số về doanh thu, lợi nhuận và kết quả mà chiến lược đem lại. Với mô hình BSC bạn có thể tạo ra một bản báo cáo tổng quan nhất, mang lại hiệu suất cao hơn.
Nhờ đó công việc quản lý báo cáo cũng đơn giản hơn, họ tập trung được nhiều hơn vào các chiến lược chính, tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty thông qua báo cáo hàng tháng, quý, sau mỗi chiến lược sẽ đánh giá được mức độ hoạt động của các chiến lược đã đề ra.
Quản lý thông tin doanh nghiệp
Mô hình BSC thực hiện việc đo lường các chỉ số hoạt động của các mục tiêu trong chiến lược. Điều này dẫn đến doanh nghiệp có thể thực hiện việc quản lý các thông tin qua chỉ số hoạt động mục tiêu chính. Từ đó mà doanh nghiệp đưa ra được cái nhìn chi tiết hơn và đưa ra các quyết định thực hiện tiếp theo.
Tạo sự thống nhất trong cơ cấu làm việc
Thẻ điểm cân bằng tạo ra sự đánh giá về mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hướng đến, mục tiêu cuối cùng muốn đạt được. Vì vậy để đạt được kết quả tốt hơn các bộ phận làm việc, tổ chức kinh doanh kêu phải hướng đến một mục tiêu nhất định. Đưa ra các chiến lược phù hợp liên kết với nhau tạo nên một thể thống nhất giúp phát nhanh chóng đạt được mục đích.
Tạo lập và quản lý quy trình
Với một số doanh nghiệp việc quản lý các quy trình hoạt động khá phức tạp và tốn thời gian do đó mô hình BSC là công cụ tốt nhất để thực hiện các quy trình tốt hơn. Sử dụng BSC điều chỉnh một số quy trình như thiết lập ngân sách và nguồn vốn, quản lý rủi ro kinh doanh, phân tích và đánh giá hiệu quả chiến lược.
Việc rút ngắn và giảm nhẹ các công việc giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn cho các công tác quản lý nhân sự, quản lý các quy trình chuyên nghiệp. Công ty nên tận dụng các ưu điểm sẵn có của BSC để cải thiện và nâng cao hiệu suất làm việc.
Ứng dụng mô hình BSC trong doanh nghiệp
Mô hình Balanced Scorecard có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức chiến lược của các doanh nghiệp. Vậy để triển khai loại hình này vào trong hoạt động doanh nghiệp như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu về các ứng dụng của BSC sau đây.
Kiểm soát dữ liệu chính xác
Trong quá trình làm việc các nguồn dữ liệu của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng nên, nếu không được kiểm soát tốt sẽ rất khó đánh giá. Vì vậy doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch ngay từ đầu, tạo một nơi lưu trữ dữ liệu riêng trong một nền tảng tập trung.
Bạn nên phân chia các chiến lược có chung mục tiêu chính chẳng hạn như gom 10 đến 15 chiến lược có cách thức tương đương để dễ dàng quản lý hơn. Khi công việc quá lớn dẫn đến khả năng mất kiểm soát các nguồn dữ liệu và thông tin.
Xem xét và đưa ra những câu hỏi khi đánh giá báo cáo để chuẩn bị tốt nhất trước khi bắt đầu cuộc họp. Lý giải nguyên nhân dẫn đến các tình trạng như giả sút doanh số và có những đánh giá tiêu cực từ phía khách hàng. Từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp để thay đổi chiến lược kinh doanh cho hiệu quả hơn.
Sau mỗi cuộc họp, đánh giá hoạt động kinh doanh cần ghi chép lại toàn bộ nội dung được lưu ý cần sửa đổi. Thu thập các đóng góp và ý kiến của mọi người từ đó đưa ra các chiến lược cụ thể hơn, hành động rõ ràng để thay đổi cục diện, đưa dự án đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.
Thực hiện đánh giá các yếu tố mục tiêu
Bạn có thể sử dụng các ký hiệu và màu sắc khác nhau để đánh dấu trạng thái các mục tiêu, dễ dàng phân biệt và quản lý nội dung hơn. Chẳng hạn như một yếu tố được đánh dấu màu đỏ là mục tiêu cần được quan tâm hơn do còn bị yếu kém hay phân bổ các nguồn lực bên ngoài để chiến lược đi đúng hướng.
Với các mục tiêu đang được thực hiện tốt và xác suất thành công cao bạn có thể đặt màu vàng. Nhìn vào đó doanh nghiệp có thể nhận biết được mục tiêu mình có thể đạt được để phân bổ các nguồn lực tốt hơn và phát triển các mục tiêu khác.
Sử dụng màu xanh lá nếu mục tiêu đang thực hiện đang đi đúng hướng mà bạn đề ra. Tỷ lệ dẫn đến đạt hiệu quả của mục tiêu này là tương đối cao nên bạn cần giữ vững để nó luôn đi đúng hướng dần chuyển sang màu vàng.
Phân biệt trạng thái các mục tiêu chiến lược giúp doanh nghiệp đo lường và đánh giá tốt hơn các hoạt động. Từ đó đưa ra các bước đi tiếp theo để phát triển chiến lược hiệu quả hơn. Để tạo ra các đánh giá khách quan cho mọi yếu tố mục tiêu, doanh nghiệp nên thu thập từ nhiều nguồn ý kiến khác nhau.
Đánh giá hiệu quả qua chỉ số KPI
Doanh nghiệp muốn biết được các chiến lược có hiệu quả không thì cách chính xác và khách quan nhất đó là thông qua các con số được thể hiện trong báo cáo. KPI được tạo ra để làm mục tiêu định lượng cho các kế hoạch đề ra mà nhân viên cần đạt được.
Để tạo hiệu ứng và kết quả tốt hơn trong công việc doanh nghiệp nên kết hợp cả mô hình BSC và các chỉ tiêu đánh giá qua KPI. Tùy vào mục tiêu muốn đạt được mà doanh nghiệp đưa ra các chỉ số KPI khác nhau, nhưng phải hợp lý có khả năng thực hiện được.
Liên kết các mục tiêu
Sau khi đã thiết lập các mục tiêu rõ ràng kèm theo KPI cần đạt được sau mỗi mục tiêu, bạn nên thực hiện các mối liên hệ cho chúng. Như nguyên nhân và kết quả dẫn đến các mục tiêu này, mục tiêu nào ảnh hưởng đến mục tiêu nào bằng các đường mũi tên để giúp công ty đánh giá được tình hình.
Mong rằng thông qua bài viết này bạn đọc hiểu được BSC là gì và sẽ có những phương hướng phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp khi áp dụng mô hình BSC. Chúc bạn thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh để tạo ra những thành tích tốt nhất để không ngừng phát triển và mở rộng kinh doanh trên thị trường.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!