Tìm hiểu về Công nghệ Blockchain
Công nghệ blockchain hay còn gọi là chuỗi khối. Tên ban đầu của Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp. Đóng vai trò lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa. Đây là một công nghệ truyền tải dữ liệu an toàn, được mở rộng theo thời gian. Blockchain được thiết kế để chống lại viêc thay đổi của dữ liệu. Sở hữu tính năng đặc biệt trong việc truyền tải dữ liệu. Không cần đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống này tồn tại rất nhiều nút, có khả năng độc lập xác thực thông tin.
Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi. Chúng chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút hệ thống. Một khi gặp sự cố nếu một phần của hệ thống Blockchain có bị sụp đổ. Thì những máy tính và nút khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, để bảo vệ thông tin tuyệt đối.
Xem thêm: Quản lý vận tải bằng excel
Vai trò to lớn của công nghệ Blockchain trong ngành Logistics
Hiện tại, Logistics là ngành nghề hoạt động với nhiều bất cập. Chẳng hạn như: chi phí cao, khâu vận chuyển, quản lý gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó rất khó để theo dõi được tình trạng hàng hóa. Dễ xảy ra gian lận. Vì vậy, ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành Logistics sẽ giải quyết ổn thỏa những bất cập này.
Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ
Ngành Logistics chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Blockchain. Trở thành công nghệ được nhiều công ty vận tải chuyên nghiệp áp dụng để tăng khả năng cạnh tranh. Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế thông minh. Sử dụng hệ thống tính toán, phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao.
Vì vậy, công nghệ này phù hợp để ghi lại những sự kiện. Giúp xử lý giao dịch, hồ sơ, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Giúp xóa bỏ tối đa các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu. Các công ty vận tải sẽ nhanh chóng đối phó được với chiến lược từ các đối thủ. Giúp tăng trải nghiệm của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi.
Cắt giảm chi phí
Chúng ta biết rằng, chi phí vận tải ở Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới. Chi phí cao là bởi việc giao dịch phải qua khâu trung gian. Hoạt động của các công ty vận tải Việt Nam chưa thể tối ưu hóa. Theo tỷ số thống kê cho thấy từ khi áp dụng công nghệ Blockchain trong ngành Logistics. Ngành Logistics đã tiết kiệm được 38 tỉ USB/ năm. Ngoài ra còn giúp rút ngắn thời gian chuyên chở hàng hóa.
Xem thêm: Cross docking là gì? Những điều cần biết về Cross docking
Minh bạch hóa nguồn gốc của sản phẩm
Blockchain công nghệ chính là nền tảng để giúp cho các công ty Logistics kiểm tra sản phẩm tốt nhất. Công ty dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa, kiểm tra tình trạng sản phẩm trung gian. Từ đó giúp cho nhà cung cấp quảng bá được chất lượng sản phẩm. Nâng tầm thương hiệu đối với người tiêu dùng. Ngăn chặn được các hiện tượng tráo đổi sản phẩm, đánh cắp hàng hóa.
Tự động hóa trong công tác quản lý
Trên thực tế có khoảng 10% hóa đơn ngành vận tải bao gồm dữ liệu không chính xác. Công nghệ Blockchain có khả năng hợp đồng thông minh. Giúp số hóa thư tín dụng, đảm bảo các khâu đều tự động hóa. Giúp cho việc quản lý các hoạt động vận tải thuê ngoài. Lên kế hoạch cho tuyến đường di chuyển. Lập lịch tiếp nhận quản lý các phương tiện trong nội bộ. Đẩy nhanh dòng chảy hàng hóa nhờ tính trực quan cao, khả năng dự báo tốt.
Blockchain thúc đẩy phát triển ngành Logistics
- Với tính năng thông minh, ứng dụng Blockchain trong ngành Logistics là không thể thiếu. Đây chính là công nghệ giúp khuấy động ngành Logistics không chỉ thế giới. Mà ở Việt Nam, Blockchain cũng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của ngành.
- Công nghệ Blockchain trong ngành Logistics giúp đẩy mạnh quá trình vận chuyển. Tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nhờ quá trình vận hành tự động, quản lý tự động.
- Blockchain hết hợp với phần mềm quản lý vận tải giúp quản lý quá trình vận chuyển không xảy ra sai sót. Quản lý hiệu quả tình trạng sản phẩm như: nhiệt độ, thời gian sử dụng, tình trạng…
- Blockchain còn góp phần hạn chế các chi phí phát sinh như bến bãi, cầu cảng. Những lưu trữ đều được công khai, minh bạch, rõ ràng.
Các giải pháp nâng cao vai trò của blockchain đối với ngành logistics của Việt Nam
Ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành logistics có thể nói là “cánh tay” đắc lực trong ngành Logistics. Để phát huy ngày càng tốt vai trò của Blockchain trong ngành Logistics. Chúng ta cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố:
Nâng cao nhận thức về Blockchain trong ngành Logistics
Trong thời đại 4.0 với sự phát triển của khoa học công nghệ. Có rất nhiều hệ thống Blockchain xuất hiện. Dẫn đến sự khó thống nhất của các Blockchain. Có nhiều nhóm thiết lập các Blockchain riêng để nâng cao thị phần và lợi nhuận.
Điều này sẽ gây bất lợi cho ứng dụng trong ngành vận tải. Vì vậy, việc quan trọng để đưa công nghệ này vào ngành vận tải chính là nâng cao nhận thức. Cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng và doanh nghiệp. Xây dựng một xã hội hợp tác tốt nhất.
Một khi hiểu được những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại để phối hợp. Thì các bên này chắc chắn sẽ phát huy được hiệu quả của Blockchain trong vận tải. Sự tăng cường hợp tác của bản thân doanh nghiệp vận tải với các bên khác. Bao gồm cả đối tác và nhà nước, các cơ quan, đối thủ cạnh tranh. Sự nỗ lực hợp tác để cùng sử dụng một giải pháp Blockchain duy nhất sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn.
Chuẩn bị về mặt công nghệ, hạ tầng
Một tồn tại trong ngành Logistics ở Việt Nam chính là có quá nhiều khâu xử lý. Sự chậm trễ trong hệ thống mạng cũng như sự kết nối giữa các doanh nghiệp. Chúng làm mất khá nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Muốn nâng cao tính canh tranh cho ngành Logistics Việt Nam trước nguy cơ bị bỏ lại. Xích lại khoảng cách gần hơn với các doanh nghiệp Logistics nước ngoài. Thì vấn đề đầu tiên là phải cắt giảm được chi phí.
Việc chuẩn bị tốt về mặt công nghệ, hạ tầng cho các doanh nghiệp Logistics rất quan trọng. Tự động hóa quy trình, số hóa dữ liệu. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hợp đồng thông minh. Minh bạch hóa quá trình quản lý và bảo mật thông tin khi sử dụng Blockchain trong doanh nghiệp.
Việc nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng kết nối với các doanh nghiệp Logistics rất khả thi. Tăng hiệu quả công việc nhờ tốc độ xử lý được nâng cao. Nâng cấp cơ sở hạ tầng chính là giải pháp đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng không đảm bảo, đồng nghĩa với thời gian chạy dữ liệu chậm lại. Dẫn đến hiệu quả dội ngược lại.
Xem thêm: Track & trace là gì? Ứng dụng track & trace trong hoạt động vận tải quốc tế
Xây dựng tốt quy trình, chính sách cho việc áp dụng Blockchain
Blockchain là một công nghệ của tương lai mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần tiếp cận. Nhất là ngành vận tải. Trong khi các doanh nghiệp Logistics đã và đang triển khai mô hình Blockchain.
Cùng với đó là áp dụng mô hình trên nền điện toán đám mây. Thì ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Chưa có những chính sách và quy trình cụ thể cho doanh nghiệp. Vì thế rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và đầu tư của nhà nước. Đây chính là nhân tố thúc đẩy cho công nghệ Blockchain trong ngành Logistics phát huy được thế mạnh.
Nhà nước cần quan tâm đến việc giảm bớt các thủ tục rườm rà. Đưa các thủ tục này lên nền hệ thóng của Blockchain. Giúp cho các doanh nghiệp vận tải tiết kiệm được thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, xây dựng các trung tâm giao nhận hàng hóa. Hình thành các dịch vụ chuyên dụng cũng là cách giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.
Kết luận
Có thể thấy được ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành Logistics. Trong thời đại công nghệ số, công nghệ Blockchain càng cho thấy được tính ưu việt. Cùng với CNC (công nghệ tự động hóa) và AI (trí tuệ nhân tạo). Hay cùng công nghệ (IoT) Robot và Internet vạn vật. Công nghệ này sẽ góp phần xây dựng nền kinh tế số. Tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp thông minh lần thứ 4.