12 Tháng Mười, 2021
Kế Hoạch Kinh Doanh Lữ Hành Với 6 Bước Để Thành Công
Dịch vụ du lịch lữ hành đang trở thành ngành công nghiệp không khói khá phát triển trong nền kinh tế hiện đại. Cũng bởi vậy mà các công ty du lịch, đặc biệt có thể kể đến là công ty lữ hành xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc. Vậy làm sao để có thể nắm bắt được xu hướng kinh doanh du lịch, lữ hành thành công? Có phương pháp nào hỗ trợ các đơn vị trong lập kế hoạch cho công ty lữ hành hay không? Cùng tìm hiểu 6 bước lập kế hoạch kinh doanh lữ hành thành công trong bài viết bên dưới bạn nhé!
Lập kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là văn bản mô tả hoạt động và quá trình kinh doanh của một công ty ứng với khoảng thời gian được xác định trong tương lai. Bản kế hoạch kinh doanh thường bao gồm chiến lược sale tour, chiến lược tiếp thị, marketing, các chiến lược tài chính…
Lập kế hoạch kinh doanh là việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty. Thông thường, người chịu trách nhiệm lập nên các bản kế hoạch đó là giám đốc điều hành hay giám đốc phòng Marketing và có thể chính chủ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết thì quá trình thực hiện càng đơn giản cũng như tính hiện thực hóa sẽ cao hơn.
6 bước lập kế hoạch kinh doanh lữ hành thành công
Bước 1: Hiểu biết đầy đủ về một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Tại giai đoạn này, phải đảm bảo rằng người lập kế hoạch am hiểu tất cả vấn đề của một doanh nghiệp lữ hành đó. Sự hiểu biết này bao gồm nhiều khía cạnh như: thị trường, khách hàng hay đơn giản là sản phẩm tour du lịch. Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ về việc quản lý tài chính và quản lý chất lượng dịch vụ của công ty kinh doanh lữ hành, đi kèm là cách điều hành tour một cách hiệu quả và chú ý đặc biệt là các vấn đề pháp lý. Bên dưới đây là các vấn đề người lập kế hoạch cần nắm rõ để chủ động kiểm soát chúng:
- Điểm đến, phương hướng cũng như mục tiêu công ty phải thể hiện qua: tầm nhìn, sứ mệnh, cùng với giá trị văn hóa được biểu thị bằng kế hoạch hành động cụ thể.
- Sự hiểu biết sâu rộng về tài chính và điểm hòa vốn của công ty để từ đó tính được chi phí hàng ngày/tuần/tháng. Người lập kế hoạch phải đảm bảo được nguồn tiền để không thể rơi vào tình cảnh “ngựa chết giữa đường”.
- Tình hình thu nhập, lãi lỗ của mỗi tour gắn với mỗi chiến dịch Marketing theo thời điểm hoặc mùa vụ.
- Dịch vụ với khách hàng: Cần tập trung vào khách hàng đầu tiên, họ là những người có thể chi tiền để mua tour của bạn. Bạn hãy phục vụ những gì họ muốn và họ cần. Đó là bước đầu trong xây dựng các quy chuẩn liên quan đến chất lượng dịch vụ tour.
- Quản lý thời gian hợp lý. Bạn cần tập trung được 60% thời gian hoạt động của doanh nghiệp dành cho việc tạo ra doanh thu, khách hàng.
Bước 2: Tạo ra thị trường ngách và nâng cao lợi nhuận
Một khi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã được vận hành nhuần nhuyễn trên nền tảng lợi nhuận, hãy tìm kiếm những sự độc đáo trong phương thức tiếp thị để xây dựng cỗ máy làm việc, bán hàng hiệu quả.
Tại giai đoạn này, cần phân loại cũng như chọn lọc được khách hàng. Với mục đích cuối cùng là tạo được cho doanh nghiệp “thị trường ngách” hay còn gọi là “đại dương xanh”. Hãy nhớ quy tắc 80/20, bạn phải tập trung tối đa vào 20% khách hàng đã mang lại lợi nhuận cao nhất cho bạn. Bạn cần xây dựng lợi thế bán hàng độc quyền cho các sản phẩm du lịch lữ hành đang có tại doanh nghiệp mình với các chính sách cam kết uy tín.
Đó là giai đoạn cần đẩy mạnh các chiến dịch Marketing bởi các chiến dịch Marketing luôn phải được kiểm tra cùng đo lường. Từ đó bạn sẽ đưa ra những đánh giá và quyết định cho kênh Marketing của mình để nó hoạt động hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách bán tour du lịch online và 5 kênh bán tour hiệu quả
Bước 3: Sử dụng tối đa đòn bẩy một cách có hiệu quả
Khi đã có trong tay dòng tiền cùng lợi nhuận tuyệt vời, đã đến lúc bạn đưa hệ thống của mình vào trật tự để có thể xử lý được các công việc phát sinh. Đó là bước quan trọng hàng đầu để giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có thể vận hành trơn tru mà không cần người quản lý. Đòn bẩy là một nguyên tắc huyền bí trong kinh doanh, nó là nguyên tắc mạnh mẽ nhất mà bạn từng biết, giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian và năng lượng cũng như tiền của bạn.
Đầu tiên hãy hệ thống hóa doanh nghiệp của mình theo những tiêu chí sau:
- Tầm nhìn của doanh nghiệp
- Sứ mệnh hoạt động
- Giá trị văn hóa hướng tới
- Mục tiêu SMART trong điều hành, tổ chức
- Sơ đồ tổ chức khách quan
- Bảng mô tả công việc đầy đủ
- KPIs rõ ràng
- Phương thức hệ thống hóa được công khai
- Hệ thống quản trị vững mạnh
Tại giai đoạn này, cần phải áp dụng tối đa lĩnh vực công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý cùng quy trình làm việc. Có thể sử dụng các phần mềm quản lý lữ hành để có thể hỗ trợ triển khai toàn diện cho doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có thể kiểm soát và vận hành hệ thống một cách trơn tru, thông minh và cũng khá hiệu quả. Hãy tìm kiếm một đơn vị cung cấp phần mềm uy tín để sở hữu một quy trình quản lý tuyệt vời và nhận được sự hỗ trợ ngay khi có sự cố về phần mềm xảy ra.
Xem thêm: Booking Engine là gì? Lợi ích của Booking Engine cho doanh nghiệp du lịch
Bước 4: Xây dựng đội ngũ quản lý tinh nhuệ
Khi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã xây dựng cho mình được một hệ thống vận hành. Để doanh nghiệp của bạn phát triển ngày càng bền vững hơn, cần có một đội ngũ quản lý và điều hành chuyên nghiệp với những nhân sự làm việc tạo năng suất cao nhất. Lúc này, khả năng lãnh đạo có trong bạn cần phải được phát huy đến mức tối đa. 6 chìa khóa hữu ích giúp bạn có được một đội ngũ thành công:
- Kỹ năng lãnh đạo ổn định
- Có được mục tiêu chung
- Kế hoạch hành động đồng bộ
- Khuyến khích nên chấp nhận rủi ro
- 100% thành phần thiết lập kế hoạch tham gia và hợp tác
Bước 5: Vận hành đồng bộ
Bạn hãy hợp lực toàn bộ nguồn lực đã chuẩn bị để trở thành một thể thống nhất. Nếu bạn thực hiện được điều này, doanh nghiệp bạn điều hành sẽ tăng trưởng gấp bội. Bạn cũng cần có được nhiều kế hoạch riêng bên ngoài doanh nghiệp của mình, để có thể chuẩn bị cho bước đi thoát khỏi doanh nghiệp và cần phải có những kế hoạch để ủy thác, trao quyền. Năng lực lãnh đạo xuất sắc của bạn chính là là yếu tố chính và được sử dụng thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn này. Hãy chuẩn bị và đào tạo cho mình một người bạn tin tưởng nhất để chuẩn bị giao phó công việc điều hành công ty cho người ấy. Bạn có thể đo lường bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Tôi không phải xuất hiện tại nơi làm việc mỗi ngày trong tuần nhưng công ty của tôi vẫn hoạt động tốt?
- Tôi tận hưởng và nhận được động lực đến từ công việc của bản thân mình?
- Tôi đã chủ động xây dựng những chiến lược thích hợp trong hiện tại?
- Công việc kinh doanh du lịch đó có đáp ứng được những mục tiêu được đặt ra trong cuộc sống của tôi không?
Bước 6: Nhân bản mô hình kinh doanh lữ hành và sáp nhập doanh nghiệp
Khi đến bước này, bạn đã chính thức trở thành một doanh nhân thành đạt. Bạn hãy nghĩ đến việc đầu tư để có thể sinh lợi, nghĩ đến việc bản thân có thể sở hữu nhiều doanh nghiệp. Bạn cũng có thể xây dựng kế hoạch dành đến xã hội như làm từ thiện hay mở quỹ đầu tư hỗ trợ Startup.v.v.
Kết luận
6 bước lập kế hoạch kinh doanh lữ hành được liệt kê ở trên là những kinh nghiệm đã được đúc kết từ khá nhiều doanh nghiệp lữ hành thành công trên thế giới. Mong rằng những thông tin trên sẽ hỗ trợ được thêm cho các công ty dịch vụ lữ hành nói riêng cùng các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung. Nếu bạn có ý tưởng triển khai kinh doanh du lịch thật hiệu quả và thông minh thì đừng quên lưu lại bài viết này bạn nhé!
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!