Xây dựng bảng công việc, quy trình quản lý nhân viên bán hàng
Quản lý nhân sự vẫn luôn là một vấn đề cực kỳ phức tạp, yêu cầu nhiều kỹ năng và kinh nghiệm của ban quản trị doanh nghiệp. Một trong những công việc quan trọng nhất mà người quản lý cần thực hiện đó là xây dựng bảng phân công công việc chi tiết. Tại đây, chúng ta sẽ phân chia rõ ràng nhiệm vụ, công việc của từng nhóm, từng cá nhân. Nhờ vậy, mỗi nhân viên bán hàng sẽ xác định được mục tiêu làm việc của mình.
Tất nhiên, đây là một công việc không hề đơn giản, chủ doanh nghiệp cần phân tích, tìm hiểu thật kỹ càng trước khi giao nhiệm vụ cho nhân viên. Mọi người cần hiểu rằng, nhân viên đều có sở trường, sở đoản riêng. Vì thế, nhiệm vụ của người quản lý đó là sắp xếp công việc một cách phù hợp nhất, giúp các nhân viên bán hàng phát huy được tối đa khả năng của họ.
Ngoài ra, việc có một quy trình quản lý nhân viên bán hàng cụ thể có thể cũng giúp người quản lý dễ dàng đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời, tìm người thay thế trong trường hợp thiếu hụt nhân sự.
Chú trọng tới việc đào tạo kiến thức cho nhân viên
Thực tế cho thấy, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm của các nhân viên bán hàng là yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận, doanh thu của các doanh nghiệp. Vì thế, nhiệm vụ của người quản lý nhân viên bán hàng đó là làm sao để nâng cao chất lượng nhân sự của công ty và muốn làm được điều đó, tổ chức các hoạt động đào tạo là phương pháp hiệu quả nhất.
Để nâng cao hiệu quả bán hàng, các nhân viên cần có rất nhiều các điều kiện như: kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, tinh thần trách nhiệm dành cho công việc… Nếu được đào tạo một cách bài bản, chắc chắn hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên bán hàng sẽ được đẩy mạnh và tất nhiên doanh thu, lợi nhuận cũng lớn hơn.
Thực hiện công tác kiểm tra nhân viên một cách khéo léo
Trong suốt quá trình làm việc, đặc biệt là khâu bán hàng, chủ doanh nghiệp cần theo dõi, kiểm soát tình hình một cách chặt chẽ. Thế nhưng, đôi khi vấn đề này lại khiến cho nhân viên cảm thấy không thoải mái, tự nhiên khi làm việc. Vì vậy, tuy rằng việc kiểm tra nhân viên rất quan trọng nhưng cần phải được thực hiện thật khéo léo với tần suất phù hợp. Khi đó, những người quản lý có thể làm tốt nhiệm vụ của mình và nhân viên bán hàng vẫn cảm thấy thoải mái, hài lòng.
Nếu muốn kiểm tra quá trình làm việc của nhân viên, chúng ta có thể dựa vào rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Trong đó, kết quả bán hàng được xem là điều cơ bản nhất bởi khi đội ngũ nhân sự bán hàng tốt, kết quả doanh thu, lợi nhuận sẽ gia tăng. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng cần thu thập phản hồi, ý kiến của khách hàng bởi thông tin này sẽ giúp ta nhận biết được mức độ hài lòng về sản phẩm cũng như cách làm việc của nhân viên.
Áp dụng mức đãi ngộ phù hợp với hiệu quả công việc
Mức lương, mức đãi ngộ dành cho các nhân viên bán hàng luôn là một vấn đề cần có sự tính toán thực sự kỹ lưỡng. Bạn có thể thấy rằng, tại hầu hết các công ty, doanh nghiệp thì mỗi nhân viên bán hàng sẽ có mức lương, thưởng khác nhau tùy theo công việc họ thực hiện và đặc biệt là hiệu quả bán hàng.
Đương nhiên, người làm việc hiệu quả, mang về nhiều đơn hàng cho công ty luôn có mức lương và thưởng cao hơn. Đây là điều hoàn toàn xứng đáng với điều mà họ làm được. Trên hết, cách tính này mang lại sự công bằng cho tất cả mọi người. Đồng thời, một quy định rõ ràng về mức lương thưởng là một yếu tố giúp cho nhân viên bán hàng có thêm động lực làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp.
Tạo động lực cho nhân viên bán hàng trong công việc
Không giống như những bộ phận khác, nhân viên bán hàng thường xuyên làm việc bên ngoài công ty bởi họ phải tiếp xúc với khách hàng liên tục. Do đó, việc kiểm soát hoàn toàn nhóm nhân sự này là điều gần như không thể. Mặt khác, mọi khách hàng đều sẽ v vào cách làm việc của các nhân viên bán hàng để đánh giá mức độ uy tín của một công ty.
Do đó, thay vì áp dụng phương pháp quản lý gò bó, chúng ta nên tạo ra môi trường đầy động lực, khiến cho nhân viên làm việc một cách tự giác. Tất nhiên, nếu muốn làm được điều đó thì trước hết, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu được mong muốn, nhu cầu của nhân viên. Điều đó là có thể là mức lương thưởng, cơ hội thăng tiếng hoặc đãi ngộ của doanh nghiệp.
Tùy theo nhu cầu và năng lực làm việc của mỗi thành viên, doanh nghiệp phân chia công việc phù hợp cho nhân viên, đúng với kiến thức chuyên môn mà họ sở hữu. Nếu là một người lãnh đạo giỏi, bạn phải biết cách tạo ra môi trường làm việc tốt cho nhân viên, giúp họ có thêm động lực làm việc.
Ứng dụng phần mềm vào quản lý nhân viên bán hàng
Như đã nói ở trên, quản lý nhân viên bán hàng là công điều rất khó khăn, đặc biệt là những thời điểm họ làm việc ở bên ngoài công ty, doanh nghiệp. Mặc dù phần lớn nhân viên đều tự giác, nỗ lực làm việc nhưng không thể phủ nhận rằng, có không ít nhân viên lợi dụng thời gian bên ngoài để làm các việc cá nhân. Nếu không thể kiểm soát tình trạng này, chắc chắn doanh số bán hàng sẽ gặp vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Hiện nay, áp dụng phần mềm quản lý bán hàng hay ứng dụng quản lý nhân sự là một biện pháp rất hiệu quả với những trường hợp như vậy. Các phần mềm này sẽ ngăn chặn tình trạng nhân viên bán hàng khai khống lượt tiếp cận khách hàng để đảm bảo chỉ tiêu mỗi tháng. Có thể nói, ứng dụng phần mềm công nghệ là cách làm cực kỳ mới mẻ và đạt độ hiệu quả vượt trội so với phương pháp truyền thống. Tất nhiên, các bạn nên tìm hiểu, lựa chọn sử dụng các phần mềm chất lượng, sở hữu các tính năng phù hợp cho nhu cầu của công ty.
Đội ngũ nhân viên bán hàng là những người có vai trò chính trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bán các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì thế nên, người lãnh đạo công ty cần phải chủ động tìm hiểu và áp dụng những kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững.