08 Tháng Mười Hai, 2020
7 Nguyên tắc trong Thiết kế giao diện Website
Khi Internet phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vai trò của nó tác động đến sự phát triển của công ty, doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều hiểu được tầm quan trọng của việc thiết kế một website chuyên nghiệp, cũng như việc bắt buộc phải thiết kế web nếu doanh nghiệp muốn thúc đẩy sự phát triển cũng như quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình với người tiêu dùng. Việc thiết kế giao diện website cũng có một số nguyên tắc nhất định. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn nguyên tắc trong thiết kế giao diện của một website hoàn chỉnh theo những nguyên tắc dưới đây.
Tạo ra một tiêu chuẩn chung khi thiết kế
Việc tạo ra một tiêu chuẩn chung trước khi tiến hành thiết kế giao diện website cũng tương tự như bạn lập ra một kế hoạch hoàn chỉnh trước khi bạn thực hiện một công việc, một dự án lớn nào đó. Mọi thứ sẽ được tuân theo một số quy định nhất định, điều đó hỗ trợ tối đa các designer trong việc cùng nhau thiết kế giao diện web mà không bị xung đột công việc lẫn ý tưởng.
Sẽ có một số những tiêu chuẩn chung mà bạn đừng cố gắng sáng tạo hay thay đổi chúng, chẳng hạn như hình kính lúp là biểu tượng của chức năng tìm kiếm, dấu hỏi là đại diện cho chức năng hỗ trợ khách hàng trực tiếp từ website, biểu tượng 3 chấm hoặc 3 dấu gạch ngang là đại diện cho tính năng rút gọn, menu nên được đặt trên cùng và phía bên phải website, hoặc ở trung tâm phần trên của trang. Nhìn chung, tiêu chuẩn này sẽ được lập dựa trên một số nguyên tắc như: đừng cố thay đổi những thứ đã mặc định.
Giao diện nhất quán và rõ ràng
Tính nhất quán và rõ ràng là một trong những yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu khi thiết kế website, để đảm bảo cho người dùng có cảm nhận thân thuộc và không bị hụt hẫng khi truy cập website.
Tính nhất quán ở đây có thể được hiểu ở những ví dụ cơ bản nhất, chẳng hạn thống nhất phong cách chung khi thiết kế website, thống nhất tông màu chủ đạo, font chữ, bố cục hình ảnh, sắp xếp mỗi mục menu cùng nhiều yếu tố khác. Đừng để website có một trang chủ phong cách cổ điển, đơn giản nhưng các menu con lại theo phong cách retro cầu kỳ. Đừng hoán đổi phông chữ tiêu đề hay phông chữ nội dung từ trang này qua trang khác.
Các menu lẫn các màn hình trợ giúp phải tương đồng về thiết kế, vị trí, font chữ… trong tất cả các trang. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo mọi thứ được trình bày rất chuyên nghiệp và rõ ràng, để người dùng có thể bắt gặp những thông tin bạn truyền tải và tìm thấy những gì họ cần.
Mời bạn xem thêm:
- UX/UI là gì? Phần mềm thiết kế UX/UI
- Template ứng dụng cho thiết bị di động tốt nhất
- MVC là gì? Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình
Cho phép website sử dụng các phím tắt và đảo ngược hành động
Phím tắt là thuật ngữ được dùng để chỉ những tổ hợp phím dùng thay thế cho một loạt thao tác bằng con chuột, chúng cho phép mở nhanh một trình duyệt, điều hướng, thu phóng và thao tác nhanh hơn, đặc biệt đối với những người thích thao tác với bàn phím hơn là con chuột.
Do đó, việc hỗ trợ các phím tắt trên website là vô cùng cần thiết để tinh giản thao tác, đồng thời tiết kiệm thời gian, tìm thấy các thông tin cần thiết nhanh chóng nhất. Các trình duyệt web lớn hiện nay như dùng Mozilla Firefox, Google Chrome, Internet Explorer, Safari hay Opera sử dụng chung một lượng khá lớn các phím tắt.
Do đó cho dù bạn có đang sử dụng trình duyệt nào đi chăng nữa, các phím tắt này đều sẽ hoạt động như nhau. Ngoài ra, nút Undo được thêm vào khi thiết kế giao diện web là cách giúp khách hàng có thể đảo ngược hành động dễ dàng khi họ có những thao tác trong lúc sử dụng website, tăng trải nghiệm người dùng tối đa khi sử dụng website.
Bố cục tổng thể website
Thông thường khi thiết kế bố cục tổng thể website, người ta sẽ dựa trên tiêu chí sự chuyển động của mắt người dùng, bởi nó là yếu tố để quyết định người dùng ở lại với website của bạn hay không. Cụ thể, theo thống kế có 70% người truy cập đều có thói quen xem website cũng như các thông tin trên website theo chữ E và F, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
Bên cạnh đó, người dùng cũng sẽ bị thu hút bởi các hình ảnh chính trên website rồi sau đó mới đến nội dung (trừ khi có những thông tin thật đặc biệt như thông báo của doanh nghiệp, chương trình khuyến mãi lớn…) và họ chỉ đọc lướt thay vì đọc toàn bộ.
Đó là lý do việc sắp xếp bố cục website cũng nên dựa trên các tiêu chí trên, ưu tiên yếu tố hình ảnh, logo doanh nghiệp và những thông tin quan trọng sang bên trái và trên đầu trang. Các nút tương tác, điều hướng người dùng nên đặt trên cùng hoặc cột bên trái. Bên cạnh đó, cần chọn lọc những thông tin đặc biệt quan trọng để hiển thị bởi thói quen lướt của người dùng.
Thiết kế điều hướng trang hợp lý
Điều hướng website hay còn được gọi là cấu trúc liên kết nội bộ là các đường dẫn bên trong website để kết nối các trang với nhau. Đây được ví như xương sống của mọi thiết kế giao diện website, là yếu tố rất quan trọng trong việc giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy nội dung họ đang tìm kiếm, đồng thời thanh điều hướng giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung và ngữ cảnh của một trang được trỏ tới, giúp Google đánh giá tầm quan trọng của trang dó trong website của bạn.
Việc xây dựng thanh điều hướng hợp lý và khoa học rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Để thiết kế thanh điều hướng một cách khoa học và hợp lý, bạn nên phân loại website thành các nhóm riêng biệt, để phục vụ cho từng đối tượng người truy cập khác nhau, đi kèm với hành vi tìm kiếm khác nhau. Việc test trước một vài người dùng trước khi đưa ra thành phẩm cuối cùng cũng vô cùng quan trọng trước khi thanh điều hướng được áp dụng chính thức vào website.
Áp dụng giao diện Responsive
Responsive Web Design (RWD) đang là xu hướng thiết kế giao diện web hiện nay và cũng là của tương lai, bởi hành vi người dùng đang thay đổi nhanh chóng. Họ không còn ưu tiên truy cập website trên máy tính mà sẽ ưu tiên những thiết bị tiện lợi hơn như máy tính bảng, smartphone…
Theo thống kê, 52% lượt web traffic hiện nay đến từ các thiết bị di động, 2/3 tổng thời gian người dùng truy cập web cũng đến từ các thiết bị này. Do đó, một giao diện web hoàn chỉnh là không chỉ đẹp trên thiết bị PC, laptop mà còn phải chạy mượt mà trên mọi thiết bị với nhiều mọi độ phân giải màn hình khác nhau.
Đó chính là lý do để RWD ra đời, lúc đó bố cục trang web sẽ tự đáp ứng theo hành vi người dùng và môi trường hiển thị. Việc áp dụng RWD sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa yếu tố SEO tốt hơn.
Cung cấp các phản hồi hành động
Người dùng thường sẽ không biết liệu họ đã click vào menu này hay chưa, điền thông tin có đúng mẫu hay không, gửi yêu cầu đi thành công hay chưa nếu không thấy dấu hiệu hay bất cứ thông báo nào. Do đó, website của bạn nên hỗ trợ phản hồi lại hành động của người dùng bằng những pop-up thông báo hay những dấu hiệu (nút động tạo cảm giác giống như đã nhấn vào thành công), link đổi màu….
Việc hỗ trợ phản hồi hành động rõ ràng và liên tục như thế sẽ khiến người dùng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. Các phản hồi hành động này có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: hiệu ứng mở ra cửa sổ mới, hiệu ứng khi rê chuột vào các vị trí chức năng trên website, pop-up thông báo về hành động vừa thực hiện… Điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt rất lớn về trải nghiệm truy cập của người dùng.
Bài viết trên của Mona Software đã giới thiệu các nguyên tắc trong thiết kế giao diện đẹp và chuẩn. Vì vậy bạn hãy biết vận dụng các nguyên tắc này để tạo ra các giao diện website đẹp mắt thu hút người dùng. Để đạt hiệu quả tốt nhất cho website của bạn mời bạn tham khảo dịch vụ thiết kế giao diện phần mềm của Mona Media. Một trong những công ty thiết kế giao diện ứng dụng, giao diện app, giao diện web app hàng đầu hiện nay.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!