11 Tháng Một, 2022
Phương Pháp Đánh Giá Nhân Viên Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Doanh thu của doanh nghiệp luôn được quyết định bởi nhiều nhân tố. Ngoài ý tưởng kinh doanh tốt luôn có sự góp mặt của đội ngũ nhân viên. Muốn nhân viên toàn tâm toàn ý cho công việc, hoạt động với hiệu quả cao. Nhà quản lý phải tìm ra phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả, phù hợp. Từ đó có hình thức thưởng phạt đích đáng, nhận được sự đồng lòng từ tất cả mọi người.
Tổng quan về phương pháp đánh giá nhân viên
Phương pháp đánh giá nhân viên chính là giải pháp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Có thể là hàng tháng, hàng quý hay hàng năm tùy doanh nghiệp. Đánh giá nhân viên thường diễn ra ở nơi làm việc, đánh giá hiệu suất, năng suất của nhân viên. So sánh với mục tiêu được thiết lập trước đó, tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Giúp doanh nghiệp cân nhắc đến tăng lương, thăng chức hay giúp nhân viên hoàn thiện mình hơn. Giúp họ cải thiện và phát triển hơn trong công việc, công nhận thành tích, tiềm năng của họ.
Tại sao doanh nghiệp cần phải đánh giá nhân viên?
Đối với tổ chức doanh nghiệp
- Việc đánh giá nhân viên góp phần tạo nên sự khác biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Cung cấp các thông tin chi tiết về đóng góp của nhân viên. Cho phép cải thiện điều kiện làm việc phù hợp để tăng năng suất công việc.
- Ngoài ra, đánh giá nhân viên còn giải quyết được các vấn đề liên quan đến hiệu suất công việc của nhân viên. Ngăn chặn ảnh hưởng đến năng suất công việc của bộ phận. Khuyến khích các nhân viên đóng góp hết mình cho công ty. Công nhận tài năng, kỹ năng của họ và hỗ trợ phát triển thêm trong nghề nghiệp.
- Đặc biệt, việc đánh giá thường xuyên sẽ cải thiện công tác ra quyết định chiến lược kinh doanh. Chính xác hơn trong những tình huống sa thải nhân viên hay lập người kế nhiệm…
Đối với nhân viên
Doanh nghiệp đánh giá hiệu suất công việc nhằm cung cấp kết quả tích cực cho nhân viên. Họ được công nhận những thành tích và đóng góp xứng đáng. Nhận được tiền thưởng hoặc cơ hội thăng tiến hơn trong công việc.
Đánh giá còn giúp nhân viên xác định lĩnh vực cụ thể để cải thiện các kỹ năng và giao việc cho nhân viên một cách phù hợp hơn.. Tạo động lực cho các nhân viên trong suốt thời gian làm việc. Giúp họ có cơ hội tham gia, đầu tư vào sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có mỗi phương pháp đánh giá nhân viên không giống nhau. Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, chế độ công ty hay nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, áp dụng các phương pháp sau sẽ mang đến kết quả tốt nhất:
Đánh giá qua xếp hạng cấp bậc nhân viên
Đánh giá nhân viên hiệu quả phải kể đến phương pháp xếp hạng cấp bậc. Giải pháp này là sự lựa chọn tốt dành cho những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Môi trường doanh nghiệp bao gồm ít bộ phận. Vị trí công việc được sắp xếp rõ ràng, số lượng nhân viên ít. Nhà quản lý dễ dàng so sánh hiệu suất và kết quả làm việc từng nhân viên. Từ đó đưa ra xếp hạng từ thấp đến cao phù hợp nhất. Phương pháp áp dụng có thể là doanh số, hiệu quả tuyển dụng hay ngân sách tiết kiệm…
Phương pháp so sánh cặp
Phương pháp đánh giá nhân viên bằng so sánh cặp này mang lại sự khách quan hơn. Hình thức này còn gọi là xếp hạng chéo, so sánh giữa các nhân viên trong doanh nghiệp với nhau. Mang lại kết quả chính xác nhất, công bằng nhất cho nhân viên. Tuy vậy doanh nghiệp cũng không cần phải áp dụng phương pháp này thường xuyên. Bởi lâu dần sẽ sinh thói đố kỵ, ganh đua dẫn đến hệ quả xấu trong văn hóa doanh nghiệp.
Phương pháp phản hồi 360 độ
Hiệu quả đánh giá nhân viên bằng phương pháp phản hồi 360 độ là rất cao. Đây là giải pháp đánh giá đa chiều hiệu suất làm việc của một nhân viên. Sử dụng các phản hồi thu thập được để loại bỏ sự thiên vị trong đánh giá. Cung cấp các hiểu biết rõ ràng liên quan đến năng lực của từng cá nhân trong doanh nghiệp.
Đánh giá theo bảng điểm
Phương pháp đánh giá nhân viên bằng bảng điểm này được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến. Thông qua các tiêu chí cụ thể đặt ra, doanh nghiệp xây dựng một bảng điểm. Các yếu tố làm cơ sở là số lượng công việc, hiệu quả, cách hành xử, tác phong…và các yếu tố khác. Phương pháp này thiên về tính cá nhân hóa. Giúp nhà quản lý thấy được kết quả làm việc của từng nhân viên qua các tiêu chí.
Phương pháp đánh giá bằng lưu giữ
Phương pháp này giúp doanh nghiệp đánh giá nhân viên thông qua ưu điểm của họ. Căn cứ vào kết quả đạt được trong quá trình làm việc. Cân nhắc bỏ qua các đầu công việc bình thường hoặc các lỗi sai của nhân viên. Phương pháp này thực sự hiệu quả đối với giai đoạn huấn luyện nhân viên.
Đánh giá qua quan sát
Đánh giá nhân viên bằng phương pháp quan sát thiên về định tính. Các doanh nghiệp áp dụng thường là lĩnh vực dịch vụ. Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa các tiêu chí và quan điểm để quan sát hành vi. Thực hiện đánh giá nhân viên qua cách làm việc của họ.
Theo dõi, quản lý theo mục tiêu MBO
MBO giúp doanh nghiệp đảm bảo được tiến độ trong việc thực hiện mục tiêu then chốt. Để hoàn thành mục tiêu đạt kết quả cao, nhân viên và nhà quản lý luôn hỗ trợ lẫn nhau. Phương pháp quản lý theo mục tiêu MBO được áp dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp. Kể cả doanh nghiệp quy mô vừa và lớn đều đánh giá tốt.
Đánh giá qua hiệu suất KPI
KPI là chỉ số đo lường hiệu quả của công việc, một dự án, năng lực cá nhân. Đây là công cụ đắc lực hỗ trợ tốt công tác quản lý. Giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích và đánh giá kết quả công việc hoàn thành. Phương pháp đánh giá nhân viên qua hiệu suất KPI mang lại hiệu quả cao. Ứng dụng khá đa dạng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau. Giải pháp hữu ích giúp nhà quản lý khảo sát, phân tích cũng như đo lường hiệu quả kinh doanh. Nắm được tường tận năng lực làm việc của nhân viên cấp dưới một cách sát sao nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn chuyển đổi từ KPI sang OKR
Cách để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả nhất
Lựa chọn phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả là con đường khá khó khăn. Tuy nhiên không có khó khăn nào mà không thể gỡ rối. Doanh nghiệp có thể áp dụng những chiêu thức đơn giản dưới đây:
Đánh giá nhân viên tùy vào tình hình của doanh nghiệp. Tùy chỉnh theo chính sách, theo hình thái, quy trình, mục tiêu…của doanh nghiệp. Đảm bảo không phát sinh những vướng mắc hay lệch lạc trong đánh giá.
Doanh nghiệp cần thiết lập nên các tiêu chí đánh giá phù hợp. Bởi mỗi phương pháp đánh giá chính là hướng đi để tham khảo. Tạo được sự cân bằng, ổn định trong cơ chế kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ tiêu chí có phù hợp thì mới hoàn thành tốt mục tiêu đánh giá. Đảm bảo rõ ràng và thật phù hợp ngay từ đầu, không sai sót khi triển khai. Các tiêu chí phải thực hiện liên tục, thường xuyên và có tính chính xác cao. Đem lại kết quả khách quan, đúng mục tiêu đánh giá và tiết kiệm thời gian.
Cuối cùng là đảm bảo đánh giá theo nguyên tắc công bằng, dân chủ. Việc đánh giá nhân viên cần tập trung vào phương pháp, kết quả, kỹ năng làm việc. Không đánh giá bằng tính cách và con người của nhân viên đó. Cần tránh yêu, ghét, thiên vị hay không với mỗi nhân viên để đảm bảo được tính công bằng. Chỉ khi đánh giá đúng năng lực thực sự mới xác định được nguồn lực, phát triển nhân tài.
Kết luận
Có thể thấy rằng từ lý thuyết đến thực tiễn là một hành trình cần nhiều nỗ lực. Tuy vậy nếu áp dụng phương pháp đánh giá nhân viên cho doanh nghiệp đúng đắn. Chắc chắc sẽ mang lại sự đồng lòng, cống hiến để mang lại hiệu quả cao nhất.
Bài viết liên quan
Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp
Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!