Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?
Hiểu một cách đơn giản, quản trị tài chính doanh nghiệp là việc quản lý nguồn tiền ra vào cho các hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói, tài chính là mạch máu duy trì hoạt động của mọi công ty, doanh nghiệp. Chúng ta cần tiền cho mọi hoạt động như: đầu tư, triển khai các dự án, tiền trả lương cho nhân viên, tiền mua nguyên vật liệu…
Quản lý tài chính doanh nghiệp là công việc kiểm soát, phân phối dòng tiền, nguồn vốn hiệu quả cho các hoạt động của công ty. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, an toàn hơn.
Chính vì vậy, sức mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và đặc biệt là công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp đó. Khi đánh giá một công ty, doanh nghiệp, bên cạnh các yếu tố về chất lượng sản phẩm, đội ngũ nhân sự, văn hóa làm việc, kế hoạch trong tương lai thì kỹ năng quản lý tài chính, sử dụng nguồn vốn luôn là điều quan trọng hàng đầu.
Yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp
Có thể nói, quản trị tài chính tại với các công ty, doanh nghiệp là công việc cực kỳ phức tạp. Các yếu tố đó là:
Hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư là yếu tố không thể thiếu ở mọi công ty, doanh nghiệp. Thông thường, các tài sản đầu tư cố định sẽ chiếm khoản ngân sách lớn nhất, đây được coi là ngân sách vốn của công ty, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quản trị tài chính sẽ giúp doanh nghiệp phân tích chi tiết hơn để tìm ra các dự án tiềm năng, có triển vọng phát triển để đầu tư.
Hoạt động phân chia cổ tức
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu thu được lợi nhuận thì số ngân sách này sẽ được chia thành hai phần đó là: phần lợi nhuận giữ lại và phần chia cổ tức cho các cổ đông của công ty.
Lợi nhuận giữ lại sẽ được sử dụng cho các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của công ty. Phần cổ tức sẽ được chia cho các cổ đông góp vốn cho công ty hoạt động.
Hoạt động tài chính
Các hoạt động tài chính luôn diễn ra liên tục bên trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh các khoản chi cố định như mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất… công ty còn phải quản lý ngân sách cho những khoản chi thường xuyên như trả lương nhân viên, thanh toán lãi vay…
Mục tiêu chính của quản trị tài chính doanh nghiệp
Như vậy, các bạn có thể thấy rằng, quản trị tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mọi hoạt động phân bổ tài chính, ngân sách, nguồn vốn. Về cơ bản, mục tiêu chính mà công tác quản trị tài chính công ty hướng tới đó là:
- Đảm bảo mạch máu tài chính doanh nghiệp được lưu thông một cách hợp lý, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Tối ưu hiệu suất sử dụng nguồn vốn.
- Giúp doanh nghiệp có được danh mục đầu tư an toàn, tỷ lệ lợi nhuận ổn định.
- Đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng dành cho các cổ đông góp vốn vào công ty.
Trên hết, quản lý tài chính doanh nghiệp đều hướng tới kết quả là tối ưu hóa lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty.
Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp
Ước tính những yêu cầu về vốn
Tùy theo tình hình cụ thể về hoạt động kinh doanh, sản xuất, các dự án đầu tư mới mà chủ doanh nghiệp cần phải ước tính được nhu cầu nguồn vốn. Có thể nói, đây là điều cực kỳ quan trọng đối với mọi công ty, doanh nghiệp bởi sự thiếu hụt ngân sách có thể làm đình trệ mọi hoạt động, dự án mà ta đang triển khai.
Xác định được các thành phần vốn
Tại một công ty, doanh nghiệp, các thành phần vốn có cấu trúc tương đối phức tạp. Chủ công ty cùng đội ngũ quản trị cần có phương pháp quản lý hiệu quả nhằm duy trì sự vận động hài hòa của các thành phần vốn có trong doanh nghiệp. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty so với nguồn vốn từ bên ngoài.
Lựa chọn được các nguồn vốn
Hiện nay, các phương pháp chính mà một công ty, doanh nghiệp có thể thực hiện để có được lợi nhuận, nguồn vốn đó là:
- Tìm các khoản vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính.
- Phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.
- Những khoản tiền đang đầu tư, có thể rút và sử dụng như trái phiếu.
Xác định đầu tư các quỹ
Trong các hoạt động đầu tư của công ty, doanh nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu luôn là lợi nhuận thu được. Do vậy, công tác quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải xác định được những dự án có tiềm năng, an toàn và cơ hội mang lại lợi nhuận lớn nhất để đầu tư.
Sử dụng giá trị thặng dư
Hiểu một cách đơn giản nhất, giá trị thặng dư là số tiền lợi nhuận mà công ty thu được từ các dự án đầu tư hoặc những hoạt động kinh doanh, sản xuất. Bộ phận quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải quyết định chính xác mục đích, cách thức sử dụng nguồn tài chính này một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.
Tại các doanh nghiệp, giá trị thặng dư sẽ được quyết định theo hai cách cơ bản nhất là:
- Phân chia lợi ích cho các bên có liên quan như cổ đông, nhà đầu tư…
- Sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô hoặc đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quản lý lượng tiền mặt
Ban quản trị tài chính doanh nghiệp cũng chính là bộ phận có trách nghiệm quản lý ngân sách, tiền mặt của công ty. Nguồn tiền mặt này có vai trò không thể thiếu trong quá trình hoạt động của mọi doanh nghiệp.
Mỗi công ty đều cần có nguồn tiền mặt đủ để trả tiền lương cho nhân viên, thanh toán các khoản nợ đã đến kỳ hạn, trả các hóa đơn điện nước, nhập nguyên vật liệu… Vì thế, quản trị tài chính cần phải đảm bảo lượng tiền mặt đầy đủ, được duy trì ổn định để phục vụ các nhu cầu trên.
Kiểm soát tài chính
Tại các công ty, doanh nghiệp, mọi hoạt động đều sẽ liên quan tới ngân sách, tài chính. Vì lý do đó, tài chính công ty cần được kiểm soát một cách rõ ràng, minh bạch. Đây cũng là nhiệm vụ của quản trị tài chính doanh nghiệp.
Đối với các khoản chi, người quản trị doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục đích của khoản chi này là gì? Số tiền cụ thể là bao nhiêu. Bên cạnh đó, ta cũng cần hiểu rõ những khoản thu của doanh nghiệp là bao nhiêu, đến từ hoạt động đầu tư nào.
Việc nắm rõ các khoản thu chi tài chính trong công ty giúp chủ doanh nghiệp so sánh, tính toán được nguồn lợi nhuận có được từ việc kinh doanh, sản xuất hay các hoạt động đầu tư. Đó cũng là tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp.
Qua nội dung trên, các bạn có thể hiểu được các chức năng cũng như mục tiêu mà quản trị tài chính công ty hướng tới. Hy vọng rằng bài viết của Mona Software có thể phần nào giúp mọi người có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc quản trị tài chính doanh nghiệp.